TUYỂN SINH VÀ NGHỀ NGHIỆP
Image default
CẨM NANG NGHỀ NGHIỆP Nổi bật

5 bí quyết thuyết phục sếp thành công

Bí quyết thuyết phục sếp thành công, bạn có biết?

Trong môi trường công sở, cho dù bạn và sếp có hòa hợp đến đâu, đôi khi cũng có những vấn đề không đồng quan điểm. Nếu bạn cảm thấy muốn nói lên những suy nghĩ của bản thân, hãy mạnh dạn nói ra. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng và phải ứng xử thật khéo léo để không bị đánh giá là kẻ kiêu ngạo, thích thể hiện. Bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm dưới đây để nói lên ý kiến của bạn một cách vừa lịch sự, vừa thuyết phục được sếp và công việc vẫn trôi chảy.

1. Bắt đầu bằng một câu hỏi

Sếp của bạn không phải lúc nào cũng sẵn sàng lắng nghe bạn, do đó, hãy bắt đầu bằng một câu hỏi. Nhiều người nghĩ đặt câu hỏi có vẻ có chút hạ mình, nhưng thật sự điều đó vô cùng hiệu quả trong việc thể hiện sự không tán thành ý kiến của một ai đó, nhất là với cấp trên. Sếp của bạn sẽ khuyến khích bạn mạnh dạn và thoải mái nói ra ý kiến của mình nếu họ sẵn sàng. Nếu bạn cảm thấy cấp trên của mình bảo thủ, không lắng nghe nhân viên, hãy tìm một phương thức khác để trao đổi.

2. Đúng không gian, đúng thời điểm

Đôi khi vấn đề không nằm ở điều bạn nói mà vấn đề ở chỗ bạn nói ở đâu và khi nào. Bạn nên chọn một không gian nghiêm túc và tốt nhất là vào khoảng thời gian không quá lâu sau khi kết thúc sự việc mà bạn muốn góp ý. Bởi một không gian náo nhiệt sẽ khiến bạn khó diễn đạt và sếp của bạn cũng khó có thể hiểu được hết ý của bạn, bên cạnh đó, để thời gian càng lâu, bạn và sếp khó có thể nhớ rõ chi tiết của sự việc. Nếu sếp của bạn không thể thu xếp được thời gian sớm như bạn mong đợi, bạn hãy ghi lại chi tiết những gì đã xảy ra và những điều bạn muốn góp ý. Điều đó sẽ giúp bạn dễ dàng gợi nhớ lại cho sếp của mình hoàn cảnh mà bạn muốn đề cập đến một cách nhanh chóng và rõ ràng ngay khi có cơ hội thích hợp. Điều này chính là tiền đề tốt nhất cho sự lắng nghe và tiếp thu.

Chính vì thế, bạn nên lựa chọn thời gian và không gian thích hợp để trình bày suy nghĩ của mình với sếp. Sự chuẩn bị kỹ càng sẽ đem đến dấu hiệu tích cực trong thái độ của sếp đối với việc bạn không tán thành ý kiến của sếp.

Bí quyết thuyết phục sếp thành công
Bí quyết thuyết phục sếp thành công

3. Chọn phương thức phản hồi thích hợp

Đối với việc đưa ra ý kiến nhằm mục đích góp ý, email hoặc tin nhắn là giải pháp an toàn nhất, nhưng giao tiếp mới chính là giải pháp hiệu quả nhất. Bạn biết đấy, giao tiếp có một sức mạnh rất lớn, thể hiện qua lời nói, thần thái và ngôn ngữ cơ thể.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nội dung muốn trình bày, bạn hãy tự tin bước vào phòng sếp với một nụ cười nhẹ nhàng và tâm trạng thoải mái, có thể dùng một chút hài hước để bắt đầu câu chuyện nhằm mang đến không khí vui vẻ, và nhanh chóng đi thẳng vào vấn đề cần trình bày. Hãy chú ý quan sát thái độ của sếp, nét mặt khó chịu hoặc những cái gật đầu sẽ giúp bạn biết mình nên kết thúc hay tiếp tục trình bày ý kiến của mình, từ đó tránh được nhiều hiểu nhầm đáng tiếc. 

4. Trình bày ngắn gọn, rõ ràng

Trước khi trao đổi với sếp, bạn nên chuẩn bị nội dung trình bày một cách ngắn gọn, rõ ràng, mục đích là để sếp của bạn có thể hiểu ngay thông điệp chính mà bạn đang truyền tải. Đa số mọi người thường bắt đầu với chi tiết trước rồi sau đó đưa ra đề xuất, như thế là sai lầm. Bạn  nên bắt đầu từ tổng quan trước sau đó đến chi tiết, vì sếp sẽ không có nhiều thời gian để nghe bạn trình bày luyên thuyên. Bạn nên tìm hiểu hết tất cả thông tin, nghiên cứu và lọc ra những yếu tố quan trọng rồi phân tích và trình bày và góp ý với họ.

5. Tôn trọng quyết định cuối cùng

Dù thế nào, sếp của bạn chính là người cuối cùng đưa ra quyết định. Bạn luôn phải tôn trọng quyết định của cấp trên, cho dù họ không đồng ý với ý kiến của bạn.

Tất nhiên, một khi đã mạnh dạn thuyết phục sếp, không ai muốn thất bại cả. Tuy nhiên, nếu bạn cứ khăng khăng cho mình là đúng, muốn sếp phải theo ý mình, điều đó sẽ không giúp ích được gì cho bạn, chỉ giúp bạn nhanh nghỉ việc hơn mà thôi. Bạn biết đấy, không phải việc gì cũng diễn ra theo ý mình cả. Do đó, khi mọi thứ không diễn ra theo ý muốn, bạn phải luôn tôn trọng quyết định của người quản lý, và tập trung làm thật tốt việc của mình.

Xem thêm:

Tin liên quan

LÀM CHỦ TƯƠNG LAI – KỸ NĂNG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

tuyensinh

Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên hiện nay

tuyensinh

Nghiệp vụ là gì? Tìm hiểu khái niệm nghiệp vụ?

tuyensinh