TUYỂN SINH VÀ NGHỀ NGHIỆP
Image default
CẨM NANG NGHỀ NGHIỆP

7 Sai lầm khiến bạn thất bại trong buổi phỏng vấn online

Phỏng vấn online và 7 sai lầm thường gặp khiến bạn thất bại

Phỏng vấn online hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Các nhà tuyển dụng thường áp dụng phương thức này để hạn chế những buổi phỏng vấn kém hiệu quả, vừa để tiết kiêm thời gian, ứng viên cũng không phải đến công ty mà có thể trả lời phỏng vấn ngay tại nhà. Buổi phỏng vấn online diễn ra tương tự các buổi phỏng vấn trực tiếp thông thường khác, nhưng cũng sẽ có nhiều mặt hạn chế mà bạn cần phải chú ý để tránh thất bại.

1. Vào muộn

Giống như tất cả các cuộc phỏng vấn trực tiếp khác, bạn cũng sẽ nhận  được thời gian cụ thể từ nhà tuyển dụng khi được mời tham gia phỏng vấn online, và chắc chắn bạn cũng sẽ mất điểm nếu vào muộn.

Do đó, hãy bật máy tính, chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết, và ngồi đợi nhà tuyển dụng trước giờ hẹn ít nhất vài phút. Khi đó, bạn sẽ có nhiều thời gian chuẩn bị và rà  soát lại toàn bộ máy móc, thiết bị, bình tĩnh xử lý nếu có bất kỳ sự cố nào. Đừng để bản thân rơi tình trạng căng thẳng, cuống cuồng khi đối mặt với nhà tuyển dụng.

Tốt hơn hết, bạn hãy cài đặt nhắc nhở thời gian phỏng vấn và luyện tập sử dụng ứng dụng trước giờ hẹn để đảm bảo bạn luôn ở trong trạng thái tốt nhất.

2. Ăn mặc không phù hợp

Dù phỏng vấn trực tiếp hay phỏng vấn online thì hình thức vẫn vô cùng quan trọng. Nhiều ứng viên thường bước vào buổi phỏng vấn online với tâm lý thoải mái vì không cần phải đầu tư quá nhiều cho trang phục. Bạn có thể mặc các trang phục thoải mái tại nhà để tham gia phỏng vấn. Tuy nhiên phải lựa chọn trang phục gọn gàng và lịch sự.

Khoác lên mình trang phục chỉnh chu khiến các hoạt động của bạn chỉnh chu hơn. Dù nhà tuyển dụng chỉ nhìn thấy nửa thân trên của bạn nhưng bạn vẫn nên nên mặc trang phục lịch sự phòng trường hợp bạn phải đứng lên vì lý do nào đó.

7 sai lầm khiến bạn thất bại trong buổi phỏng vấn online
7 sai lầm khiến bạn thất bại trong buổi phỏng vấn online

3. Bối cảnh bừa bộn

Bạn không thể chọn bối cảnh cho buổi phỏng vấn trực tiếp, nhưng với phỏng vấn online thì khác, bạn có thể tự do thoải mái lựa chọn bối cảnh tùy theo sở thích và sự thuận tiện của bản thân. Nghiên cứu cho thấy môi trường làm việc ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, tinh thần, đồng thời, giúp bạn tăng khả năng tập trung hơn. Do đó, bạn phải chọn được cho mình bối cảnh của cuộc phỏng vấn phù hợp. Đa số các ứng viên sẽ lựa chọn phòng ngủ vì có không gian yên tĩnh và riêng tư. Nhưng bạn phải dọn dẹp từ bàn ghế cho đến các vật dụng xung quanh để đảm bảo sự sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng.

4. Không kiểm tra các thiết bị điện tử trước khi phỏng vấn

Buổi phỏng vấn online có thành công hay không tùy thuộc vào việc trả lời tốt các câu hỏi của nhà tuyển dụng, ngoài ra, chất lượng các thiết bị kỹ thuật dùng trong cuộc phỏng vấn cũng quan trọng không kém. Do đó, để tránh xảy ra các sự cố kỹ thuật, bạn hãy kiểm tra kỹ thiết bị như micro, máy tính, tai nghe, đường truyền mạng internet, đồng thời, tiến hành tải ứng dụng mà nhà tuyển dụng yêu cầu, thao tác thử ứng dụng một cách thành thạo, thậm chí bạn có thể luyện tập bằng cách gọi thử cho một người nào đó, và biết đâu, bạn có thể nhận thêm những lời tư vấn dành cho buổi phỏng vấn sắp tới của mình.

5. Không chuẩn bị đủ tài liệu cần thiết

Một khi đã ngồi trước màn hình máy tính, bạn phải chuẩn bị đủ các hồ sơ cần thiết  bao gồm sơ yếu lý lịch, CV, bằng cấp… Nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi đến và yêu cầu trình chiếu, do đó, bạn cũng cần biết cách trình chiếu hoặc chia sẻ file trực tiếp cho nhà tuyển dụng.

Dù không nên ăn uống trong cuộc phỏng vấn, bạn vẫn nên chuẩn bị cốc nước bên cạnh. Bởi khi lo lắng và nói nhiều, bạn có thể bị khô miệng. Hơn nữa, buổi phỏng vấn có thể kéo dài hơn dự kiến khiến bạn khát nước sẽ ảnh hưởng tới giọng nói.

6. Không tập trung

Không gặp trực tiếp nhà tuyển dụng có lẽ sẽ khiến nhiều ứng viên giảm cảm giác run sợ. Nhưng một hạn chế của phỏng vấn online là bạn dễ rơi vào tình trạng lơ đãng với những hành động nhỏ như gãi đầu, gãi tai, liếc điện thoại, nhìn nhiều hướng thay vì giữ trạng thái ‘eye contact’ với nhà tuyển dụng. Những cử chỉ đó khiến bạn trông như đang xao nhãng, mất tập trung.

Bạn hãy nhìn vào nhà tuyển dụng, tập trung lắng nghe và phản hồi họ sớm nhất có thể. Bên cạnh đó, việc tắt tạm thời thiết bị điện tử sẽ giúp bạn loại bỏ yếu tố gây xao nhãng.

7. Nghiêm túc quá mức

Có những cuộc phỏng vấn trực tiếp hoặc online diễn ra với bầu không khí quá nghiêm túc, trông giống như những cuộc thẩm vấn. Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi, bạn trả lời. Bạn đưa ra câu hỏi, nhà tuyển dụng trả lời. Mọi thứ cứ lặp lại như vậy từ đầu đến khi kết thúc buổi phỏng vấn. Đặc biệt trong cuộc phỏng vấn online, nhà tuyển dụng và bạn chỉ nhìn nhau qua màn hình máy tính, không gian tưởng chừng như rất thoải mái, mà đôi khi lại ngột ngạt, nghiêm trọng. Để khắc phục vấn đề này, bạn hãy tự do chia sẻ, thảo luận, xem cuộc phỏng vấn xin việc giống như một cuộc trò chuyện sẽ khiến bầu không khí thoải mái hơn.

Cuối cùng, bạn phải luôn luôn nhớ rằng tầm quan trọng của phỏng vấn online và phỏng vấn trực tuyến là như nhau. Bạn và nhà tuyển dụng đều mong muốn đạt được mục đích: tìm được việc làm, tìm được nhân viên tài năng. Do đó, bạn hãy tránh những sai lầm trên để nhanh chóng đạt được thành công.

Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

Tin liên quan

Thi kỹ năng nghề trực tuyến: Nền tảng chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp, hội nhập quốc tế

tuyensinh

Hướng dẫn cách viết về các kỹ năng trong CV hiệu quả, làm nổi bật bản thân trước nhà tuyển dụng

tuyensinh

8 kỹ năng nghề nghiệp nhà tuyển dụng có xu hướng tìm kiếm ở ứng viên

tuyensinh