Phỏng vấn xin việc là bước đầu để bạn tiến đến thành công trong sự nghiệp. Thái độ không nghiêm túc, đến muộn, không chuẩn bị đủ kiến thức, … là những lỗi khiến bạn dễ bị đánh trượt khi đi phỏng vấn xin việc. Dưới đây là một vài điều nên tránh để bạn có một buổi phỏng vấn thành công.
Mục lục
1. Thái độ không nghiêm túc
Nhà tuyển dụng cũng có thể đặt ra một số câu hỏi như: “Bạn có thể đi công tác xa?”, “Bạn có sẵn sàng trực đêm hoặc trực vào các dịp Lễ Tết?”, “Bạn có sẵn sàng làm thêm giờ nếu công ty cần?”, “Nếu công ty yêu cầu phải học thêm, bạn có đồng ý không?”, qua đó họ có thể đánh giá thái độ của bạn với công việc. Tinh thần của bạn đối với công việc thể hiện rất rõ qua cách bạn trả lời những câu hỏi này.
Ngoài ra, nhà tuyển dụng cảm thấy rất khó chịu khi nhận được những câu trả lời như “Tôi đi phỏng vấn vì không còn việc nào khác để làm”, “Tôi thấy đăng thông tin tuyển dụng trên mạng nên đi thử xem thế nào”. Họ cảm thấy mất thời gian và có thể đánh giá bạn là người không nghiêm túc với họ cũng như với công việc.
2. Không chuẩn bị kiến thức
Thông thường, các ứng viên trước khi tham gia phỏng vấn đều trang bị cho mình số kiến thức nhất định. Nhưng cũng có một số trường hợp đặc biệt, ứng viên đến phỏng vấn mà không có sự chuẩn bị nào về kiến thức, có thể vì 2 lý do: họ không quan tâm hay không thích công việc, hoặc họ quá tự tin vào bản thân và cho rằng mình đã nắm rõ kiến thức. Nhưng như thế là sai lầm. Dù ít hay nhiều, bạn cũng nên dành thời gian đọc kỹ bản mô tả công việc, hệ thống hóa những kiến thức, kinh nghiệm liên quan tới công việc mới. Như thế, bạn không chỉ thành công trong việc được nhận vào công ty, mà còn có thể nhận mức lương cao.
3. Không chia sẻ thật lòng về mục tiêu
Mục tiêu bạn làm công việc này là vì tiền, vì kiến thức hay vì bất cứ điều gì, không có mục tiêu nào xấu cả. Vì vậy, đừng ngại ngần chia sẻ những mục tiêu của bạn khi bạn thật sự muốn làm công việc đó, vì nếu bạn trúng tuyển, người phỏng vấn bạn có thể sẽ chính là người đồng hành cùng bạn trong suốt thời gian làm việc. Biết được mục tiêu của bạn, họ sẽ đưa ra những lời khuyên và định hướng phù hợp cho bạn.
4. Nói xấu đồng nghiệp, công ty và sếp cũ
Thật không tốt chút nào khi nói xấu công ty cũ, kể cả khi bạn không làm ở đó nữa. Môi trường làm việc nào cũng có những chuyện vui và không vui, đôi khi xảy ra mâu thuẫn với đồng nghiệp hoặc sếp cũ. Dù vậy, bạn cũng đừng bao giờ nhắc đến những điều này trong buổi phỏng vấn. Đừng nâng bản thân mình lên bằng cách kể về khuyết điểm của công ty cũ. Không có nhà tuyển dụng nào thích và ủng hộ điều này cả, vì họ có thể cũng sẽ trở thành mục tiêu nói xấu tiếp theo của bạn. Nếu bạn thật sự muốn có một công việc, hãy tạo mối quan hệ tốt với tất cả mọi người, tránh nói xấu về công ty cũ khi trò chuyện với nhà tuyển dụng, hãy khéo léo trả lời khi được hỏi những câu hỏi về công ty, hãy chứng tỏ cho nhà tuyển dụng rằng bạn là người sống hòa hợp với mọi người. Bạn phải luôn giữ một thái độ lạc quan, vui vẻ trong suốt buổi phỏng vấn, như vậy tỷ lệ đậu sẽ cao hơn.
5. Có thái độ thô lỗ với người tiếp nhận hồ sơ
Bạn sẽ găp nhiều khó khăn trong việc tạo mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng. Bởi vì người nhận hồ sơ đóng một vai trò rất quan trọng khi bạn đến nộp hồ sơ ứng tuyển, họ chính người xét duyệt hồ sơ của bạn, là cánh cửa đầu tiên để quyết định bạn có thể bước vào công ty hay không. Do đó, việc tạo ấn tượng tốt đối với họ là điều rất quan trọng, đồng thời cũng giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp sau này nếu bạn được chọn.
6. Không đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Cuối buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường hỏi “Bạn có câu hỏi nào dành cho tôi không?” Phần lớn các ứng viên sẽ bỏ qua câu hỏi này vì bản thân họ thật sự không biết phải hỏi gì, hoặc sợ mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng nếu hỏi gì đó sai. Bạn nhớ đừng e ngại và bỏ lỡ nhé, vì những câu hỏi như vậy giúp bạn tăng cơ hội tự khẳng định mình với nhà tuyển dụng, bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cảm thấy bạn có quan tâm đến công ty và công việc của mình đang muốn ứng tuyển, và đánh giá bạn rất cao. Hãy tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng bằng cách chuẩn bị thật kỹ những câu hỏi dành cho họ.
7. Không mang gì theo tới buổi phỏng vấn
Rất nhiều ứng viên khi tham dự buổi phỏng vấn thường không mang theo gì cả, đây thực sự là một sai lầm có thể khiến bạn thất bại trong buổi phỏng vấn. Chỉ với một quyển sổ nhỏ và cây viết để ghi chép khi cần, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người thực sự quan tâm tới công việc. Ngoài ra, bạn nên mang theo CV, bằng cấp bản chính dù đã gửi đầy đủ thông tin qua email để nhà tuyển dụng tiện theo dõi trong buổi phỏng vấn. Điều này thể hiện rằng bạn là một người chu đáo, làm việc có sự sắp xếp và chuẩn bị kỹ lưỡng.
8. Không gửi thư cảm ơn sau khi phỏng vấn
Đây chính là một cách thể hiện khả năng ứng xử không khéo của bạn. Một vài dòng email ngắn cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian cho bạn cũng có thể làm cho nhà tuyển dụng có thiện cảm hơn với bạn, hoặc đôi khi cũng có thể khiến họ xem xét lại vì thấy bạn thực sự hứng thú với công việc cho dù bạn thể hiện không tốt tại buổi phỏng vấn.
Xem thêm: