TUYỂN SINH VÀ NGHỀ NGHIỆP
Image default
HƯỚNG NGHIỆP Nổi bật

Thế hệ Gen Z 2004: Cách chọn ngành ra sao để không “đánh cược” với bản thân?

Thế hệ Gen Z 2004: Cách chọn ngành ra sao để không “đánh cược” với bản thân? Hàng năm, cứ đến mùa tuyển sinh, chúng tôi lại nhận được rất nhiều những câu hỏi thắc mắc, những lời tâm sự nhờ tư vấn của các em học sinh trên mọi miền tổ quốc, về cách chọn trường, chọn ngành để theo học. Mối quan tâm này chưa bao giờ là cũ.

1. Chọn sai dễ ra trường sớm

Nhiều em chia sẻ, việc lựa chọn ngành học đôi khi không còn là lựa chọn của riêng bản thân em, mà đó còn là sự lựa chọn của cha mẹ, của gia đình, của anh chị đi trước chỉ bởi vì thấy mình có một chút năng khiếu trong lĩnh vực đó, đến khi vào học rồi mới nhận ra ngành đó hoàn toàn không phù hợp với mình. Vậy cách chọn ngành như thế nào mới đúng đắn?

Hơn ai hết, các em phải là người hiểu chính mình trước tiên, cần biết mình thật sự muốn gì, cần gì, thích gì, có đam mê với lĩnh vực gì, từ đó mới có cơ sở đế chọn tiếp ngành học mà mình yêu thích. Đừng lựa chọn ngành theo số đông, bởi đôi khi mình chỉ nằm trong số ít. Chính vì thế, việc lựa chọn bất kể ngành nào để vào bằng được trường nào đó thì khả năng “ra trường sớm” là điều dễ xảy ra.

2. Cách chọn ngành sai – Chọn sai có nên chọn lại?

Không ít bạn trẻ vào đại học rồi mới biết mình không phù hợp với ngành đã chọn, thậm chí tốt nghiệp đi làm rồi mới biết bản thân không hợp với công việc đó. Vậy chọn sai có nên chọn lại?

Chọn sai ngành nghề không khác gì việc bạn đang tự đeo gông vào cổ, bạn sẽ không thể phát huy được năng lực của mình khi làm một công việc mình không yêu thích. Tuy vậy, chúng ta không cần quá cứng nhắc khi phải bỏ ngang giữa chừng và chọn lại ngành khác, vì trên thực tế nhiều người cũng chưa biết cách chọn ngành mình thật sự muốn học là gì, chọn lại cũng không biết phải chọn ngành nào.

Cách chọn ngành để không "đánh cược" với bản thân
Cách chọn ngành để không “đánh cược” với bản thân

2.1 Tiếp tục theo ngành nghề đã chọn

Nếu rơi vào trường hợp này và cảm thấy ngành học đã chọn không quá sai, chỉ là không phù hợp lắm với bản thân, bạn hãy tiếp tục học tập. Tương lai tươi sáng cần học hỏi thêm từ quá trình làm việc, tự điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Biết đâu dần dần bạn sẽ cảm thấy yêu thích ngành học này thì sao?

2.2 Quyết tâm chọn lại ngành học mới

Trong trường hợp bạn cảm thấy thật sự không phù hợp với ngành học hiện tại, hãy mạnh dạn chia tay với ngành đang học, tìm một ngành khác phù hợp với bản thân hơn. Tuy nhiên, để chọn được ngành mình thật sự yêu thích thì bạn nhất định phải nắm rõ 2 yếu tố:

  • Hiểu mình: hiểu rõ bản thân mạnh về cái gì, yêu thích cái gì
  • Hiểu nghề: Ngành nghề bạn chọn có những thuận lợi và khó khăn gì? Có thể phát triển thế mạnh của mình hay không?

Sinh ra và lớn lên trong thời thế giới phẳng, với bản lĩnh độc lập, tự tin vào quan điểm của mình, Gen Z hiểu rõ thế mạnh của bản thân, luôn chủ động tìm kiếm thông tin và ra quyết định nhanh chóng. Điều đó giúp bản thân Gen Z phát triển kỹ năng toàn diện, tìm kiếm cơ hội tạo lập sự nghiệp phù hợp bản thân. Cùng với lối tư duy ngành nghề khác biệt và tự tin dẫn đầu, Gen Z không “chạy theo” những ngành nghề “hot” mà dũng cảm theo đuổi ngành hiếm, sẵn sàng dấn thân khám phá những ngành mới.

Chúc các bạn thế hệ Gen Z tìm được ngành học phù hợp với bản thân.

Xem thêm:

Tin liên quan

Học sinh 2k6 nên có định hướng nghề nghiệp từ lớp 10

tuyensinh

Giấy phép hoạt động phòng khám y học cổ truyền.

tuyensinh

Học phí Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tăng mạnh năm 2022

Thiên Ân