TUYỂN SINH VÀ NGHỀ NGHIỆP
Image default
CẨM NANG NGHỀ NGHIỆP Nổi bật

Cách trả lời khi ứng viên được hỏi về sếp cũ

Khi được hỏi về sếp cũ, bạn nên trả lời như thế nào?

Hãy khoan bước chân vào một cuộc phỏng vấn cho công việc mới mà chưa chuẩn bị trước câu trả lời về vị sếp cũ, bởi vì đó là câu hỏi mà nhà tuyển dụng nào cũng muốn đặt ra. Lời khuyên cho bạn, đừng nên đưa ra các nhận xét tiêu cực về sếp cũ hay công ty cũ, dù có rất nhiều bất đồng quan điểm.

1. Hãy luôn trung thực

Hãy nói về vị sếp cũ một cách trung thực, nhưng tránh những lời lẽ tiêu cực. Nói những điều tiêu cực về sếp cũ hoặc công ty cũ là một trong những điều tồi tệ nhất trong một cuộc phỏng vấn. Bạn có thể nói về những trải nghiệm không mấy dễ chịu với sếp cũ theo một cách khách quan và trung tính nhất.

Ví dụ như Alice và vị sếp cũ khá hòa hợp nhưng cô lại không tính hay nổi nóng và quát tháo của sếp với nhân viên. Trong cuộc phỏng vấn, Alice có thể nói về việc cô ta yêu thích công việc cũ và hòa hợp với sếp như thế nào, nhưng không thích sự nóng tính của sếp. Như vậy, Alice có thể nói về vấn đề của mình theo một cách tôn trọng sếp cũ nhất.

2. Hãy luôn tích cực khi được hỏi về sếp cũ

Mỗi lần trải qua những điều tiêu cực là mỗi lần bạn nhận được bài học quý giá. Ví dụ như trong trường hợp của Alice, bạn có thể chủ động suy nghĩ điều tiêu cực đó theo hướng tích cực hơn. 

Cô ấy có thể trả lời thế này: ‘Mỗi lần nghe tiếng quát tháo giúp tôi học cách tự kìm chế bản thân tốt hơn. Tôi học được cách bình tĩnh trước mọi việc, thay vì dễ nổi nóng, cáu gắt’.

hoi ve sep cu
Hãy luôn tích cực khi được hỏi về sếp cũ

3. Tập trung vào vấn đề chính

Tình huống: Sau khi làm việc gần 3 năm, Linda đã được xét duyệt để đi công tác ngoài nước, nhưng do không được lòng sếp, Jack lại là người được trao cho vị trí đó thay cho Linda. Trong khi Jack chỉ mới làm việc ở công ty 9 tháng.

Linda cho rằng cô có đủ khả năng và kiến thức chuyên môn cho chuyến công tác đó hơn Jack. Nhưng Linda không nên đề cập đến những nhược điểm của Jack. Điều đó có thể khiến nhà tuyển dụng mới đánh giá rằng Linda ganh tỵ và nói xấu đồng nghiệp cũ. Thay vào đó, Linda nên tập trung nhấn mạnh việc cô ấy muốn tìm kiếm một thử thách mới ở môi trường mới.

4. Công ty cũ đã cho bạn bài học gi?

Nói những điều khiến nhà tuyển dụng cảm thấy rằng bạn ghét mọi thứ ở công ty cũ là điều không nên. Linda nên nói lý do lớn nhất mà cô ta quyết định tìm một công việc mới là cảm thấy cô không được thể hiện hết bản thân, không được đánh giá đúng năng lực. Tuy nhiên, cô rất yêu công việc đó.

Thay vì nói nhiều điều tiêu cực về vị sếp cũ của mình, Linda nên nói về những điều mà cô ấy thích khi làm ở công ty cũ. Như vậy, cô ấy sẽ được đánh giá là một người tập trung hết mình vào công việc thay vì những vấn đề nhỏ nhặt khác.

5. Bạn đang tìm kiếm gì ở môi trường mới?

Mọi  người thường tìm đến công việc mới là do họ muốn có điều gì đó khác biệt, cống hiến một môi trường mới với những con người mới, công việc mới, thử thách mới. Không hài lòng/mâu thuẫn với sếp cũ có thể là một nguyên nhân, nhưng hiếm khi người ta đi tìm một công việc y như cũ nhưng ở một công ty mới với một vị sếp mới.

Cả Alice và Linda trong 2 câu chuyện kể trên đều nên tự hỏi bản thân rằng họ mong muốn điều gì khi tìm một công việc mới. Nói ra được những điều bản thân bạn mong muốn trong công việc mới giúp nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn đang đi tìm các giải pháp cho những vấn đề tiêu cực của công việc cũ.

Xem thêm:

Tin liên quan

Bí quyết tìm việc dành cho người chưa có kinh nghiệm

tuyensinh

NHÀ HIU ĐA SẮC “MÀU” – BẠN THUỘC “MÀU” NÀO?

Thiên Ân

Học kỹ năng mềm để định hướng nghề nghiệp tương lai

tuyensinh