Ngành Kinh tế – Ngành học chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt
Ngành Kinh tế là ngành học luôn được các bạn trẻ quan tâm và yêu thích. Kinh tế cũng là ngành học chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt. Cùng tuyensinhvanghenghiep.vn tìm hiểu lý do vì sao ngành Kinh tế lại hot như thế nhé!
Mục lục
- 1. Ngành kinh tế là ngành gì?
- 2. Ngành Kinh tế gồm những nhóm ngành nào?
- 3. Học Kinh tế thi khối nào?
- 4. Điểm chuẩn ngành Kinh tế là bao nhiêu?
- 5. Tốt nghiệp kinh tế ra làm công việc gì?
- 6. Mức lương của ngành Kinh tế là bao nhiêu?
- 7. Sinh viên ngành Kinh tế cần những tố chất nào?
- 8. Trường nào đào tạo ngành Kinh tế?
1. Ngành kinh tế là ngành gì?
Ngành kinh tế là ngành khoa học nghiên cứu các vấn đề về sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa dịch vụ, là yếu tố chính thúc đẩy cho nền kinh tế của một quốc gia tăng trưởng, dựa trên các hoạt động sản xuất và cung ứng hàng hóa, dịch vụ.
Sinh viên học ngành kinh tế sẽ được đào tạo những kiến thức từ vi mô đến vĩ mô, để giúp các sinh viên có thể tự đánh giá được hoạt động của kinh tế, khả năng tổ chức, quản lý hoạt động… Những điều đó tạo nên nguồn doanh thu cho doanh nghiệp.
2. Ngành Kinh tế gồm những nhóm ngành nào?
Có thể nói, khoa Kinh tế rất rộng, đào tạo rất nhiều nhân lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, một số nhóm ngành chính như:
2.1 Nhóm ngành Quản trị, gồm có các chuyên ngành như:
- Quản trị kinh doanh
- Quản trị lữ hành
- Quản trị nguồn nhân lực
- Quản trị Marketing
- Kinh doanh quốc tế
- Ngoại thương
- …
Đây là nhóm ngành cung cấp kiến thức và kỹ năng giúp bạn trở thành nhà quản trị trong tương lại. Các bạn sẽ được học các môn chuyên ngành kinh tế từ căn bản đến chuyên môn để có kiến thức tổng quát quản trị.
2.2 Nhóm ngành tài chính, gồm có các chuyên ngành:
- Tài chính quốc tế
- Chứng khoán
- Hoạch định ngân sách, vốn đầu tư
- Nghiệp vụ ngân hàng và bảo hiểm
- …
Nhóm ngành tài chính cung cấp kiến thức về kinh tế tài chính của các doanh nghiệp, giúp bạn tính toán được khả năng sinh lợi nhuận, tỉ lệ thành công của dự án, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, nhóm ngành này còn giúp bạn nhìn nhận và đánh giá được dòng tiền trong tương lai.
2.3 Nhóm ngành Kế toán – Kiểm toán gồm có:
- Kế toán
- Kiểm toán
- …
Nhóm ngành này cung cấp các kiến thức về dữ liệu thông tin của doanh nghiêp, làm việc với các con số và sổ sách dựa trên các hoạt động như: thu thập, nghiên cứu, phân tích, thống kê…
3. Học Kinh tế thi khối nào?
Ngành Kinh tế xét tuyển các khối sau:
- A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
- C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học
- C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
- C20: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
4. Điểm chuẩn ngành Kinh tế là bao nhiêu?
Điểm chuẩn ngành Kinh tế thường dao động trong khoảng từ 13 – 22 điểm theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, và từ 14 – 25 điểm theo phương thức xét học bạ.
5. Tốt nghiệp kinh tế ra làm công việc gì?
Kinh tế là khối ngành rộng, kiến thức ngành kinh tế cung cấp cũng rất rộng nên sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau. Tùy theo chuyên ngành, lĩnh vực mà sinh viên theo đuổi, sinh viên tốt nghiệp có thể làm quản lý, kinh doanh, marketing, kế toán… tại các cơ quan như:
- Cơ quan kinh tế Nhà nước ở trung ương và địa phương
- Các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các tổ chức tư vấn…
- Các doanh nghiệp, tổ chức tài chính – tín dụng…
6. Mức lương của ngành Kinh tế là bao nhiêu?
Mức lương của ngành kinh tế phụ thuộc vào lĩnh vực và vị trí mà người lao động đảm nhận. Thông thường dao động trong khoảng từ 12 – 15 triệu/tháng đối với nhân viên văn phòng, 20 – 25 triệu/tháng đối với chuyên viên, và trên 30 triệu/tháng đối với quản lý cấp cao, trưởng phòng…
7. Sinh viên ngành Kinh tế cần những tố chất nào?
Ngành Kinh tế là ngành rộng nên sinh viên kinh tế cũng cần những kỹ năng rộng hơn các ngành khác. Những tố chất đó là:
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Kỹ năng phân tích vấn đề
- Có khả năng logic, óc phán đoán, tư duy phân tích và tổng hợp chính xác
- Kỹ năng làm việc nhóm tốt
- Có khả năng giải quyết vấn đề độc lập và chịu được áp lực công việc cao
- Kỹ năng nghiên cứu và tổng hợp
8. Trường nào đào tạo ngành Kinh tế?
Ngành Kinh tế là ngành được rất nhiều trường đào tạo vì tính phổ biến và nhu cầu nhân lực của ngành. Trong đó, có thể kể đến một số trường tồn tại lâu đài và uy tín trong ngành như:
- ĐH Kinh Tế
- Đh Ngoại Thương
- ĐH Kinh tế – Luật
- ĐH Kinh tế quốc dân
- ĐH Quốc tế Hồng Bàng
- …
Trên đây là những thông tin từ A – Z về ngành Kinh tế. Hy vọng sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng thể về ngành và tìm hiểu xem mình có phù hợp với ngành kinh tế hay không nhé! Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: