TUYỂN SINH VÀ NGHỀ NGHIỆP
Image default
HƯỚNG NGHIỆP Nổi bật

Ngành Kỹ thuật phần mềm là ngành gì? Có nên theo học ngành Kỹ thuật phần mềm?

Ngành Kỹ thuật phần mềm – Tất tần tật từ A – Z

Ngành Kỹ thuật phần mềm, một ngành nghe tên tưởng chừng như mới, thế nhưng đây lại là một trong những ngành nghề được TopTenReviews.com đánh giá là ngành tốt nhất và chưa hề có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Hãy cùng tuyensinhvanghenghiep.vn tìm hiểu Kỹ thuật phần mềm là ngành gì nhé!

1. Ngành Kỹ thuật phần mềm là ngành gì?

Nếu bạn vẫn chưa hình dung ra ngành Kỹ thuật phần mềm là ngành gì thì hãy mở smartphone ra, bạn sẽ thấy các ứng dụng đang được cài đặt trên điện thoại của mình. Phần lớn đó đều là những ứng dụng cần thiết với nhu cầu của bạn. Bạn thấy đấy, tất cả những ứng dụng đó đều là sản phẩm của lĩnh vực kỹ thuật phần mềm.

Với sự phát triển không ngừng của các thiết bị điện tử ngày nay, có thể nói Kỹ thuật phần mềm là ngành ngày càng hot. Không phải ngẫu nhiên mà ngành Kỹ thuật phần mềm nằm trong top chuyên ngành “hot” nhất của ngành Công nghệ thông tin theo các tiêu chí: cơ hội việc làm, thu nhập, môi trường làm việc.

2. Ngành Kỹ thuật phần mềm đào tạo những gì?

Ngành Kỹ thuật phần mềm đào tạo ra những kỹ sư phần mềm lập trình máy tính, từng bước có thể thay thế con người điều khiển các thiết bị phần cứng, tự động hóa quy trình, quy chuẩn hóa các thao tác của con người, giải phóng sức lao động.

Những năm đầu khi học ngành Kỹ thuật phần mềm các bạn sẽ được đào tạo những kiến thức nền tảng của ngành công nghệ thông tin như Xác suất thống kê, Toán rời rạc, Đại số tuyến tính, hay các môn chuyên ngành như Nhập môn lập trình, Cấu trúc dữ liệu và giải thuât, Lập trình hướng đối tượng… Những năm sau, khi bạn chọn được hướng đi chuyên sâu cho ngành thì sẽ được đào tạo những kiến thức chuyên sâu như Phát triển phần mềm, Lập trình game… Sinh viên cũng sẽ được tham gia vào các dự án triển khai phần mềm thực thụ như: thu thập yêu cầu, phân tích thiết kế, lập trình, kiểm tra, vận hành và bảo trì phần mềm.

Ngành kỹ thuật phần mềm
Ngành Kỹ thuật phần mềm

3. Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm sẽ làm những công việc nào?

Nhu cầu nhân lực của ngành Kỹ thuật phần mềm rất lớn, sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm chưa bao giờ thiếu việc làm. Sinh viên tốt nghiệp sẽ trở thành các kỹ sư phần mềm có kiến thưc chuyên môn tốt, do đó sẽ có cơ hội làm việc trong những môi trường chuyên nghiệp như:

  • Các công ty phát triển phần mềm, phát triển game, gia công phần mềm…
  • Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị phần mềm…
  • Làm việc tại phòng Công nghệ thông tin tại các đơn vị hành chính, ngân hàng, hàng không, xây dựng…
  • Giảng viên ngành Công nghệ thông tin tại các trường đại học, cao đẳng…
  • Hoặc có thể tự lập trình phầm mềm, các sản phẩm game, ứng dụng trên thiết bị di động…

4. Mức lương của ngành Kỹ thuật phần mềm là bao nhiêu?

Ngành Kỹ thuật phần mềm tạo ra những chuyên viên phần mềm máy tính tạo ra những phàn mềm, ứng dụng để quản lý cuộc sống, giúp cuộc sống trở nên hiện đại, tiện lợi và thông minh hơn. Đây là ngành trí thức cao nên mức thu nhập cũng rất hấp dẫn. Với sinh viên mới ra trường, mức thu nhập nằm trong khoảng từ 15 – 20 triệu/đồng. Sau 2 -3 năm kinh nghiệm, thu nhập có thể từ 25 – 50 triệu/tháng. Đặc biệt ở các công ty lớn, các tập đoàn đa quốc gia thì mức lương có thể còn cao hơn. Với những chuyên viên ở vị trí giám sát, mức lương có thể từ 70 triệu đồng trở lên. Thật sự rất hấp dẫn đúng không nào!

5. Học ngành Kỹ thuật phần mềm cần những tố chất gì?

Đây là ngành học cần sự tính toán và chính xác cao, nên để học tốt ngành Kỹ thuật phần mềm, sinh viên cần có những tố chất sau:

  • Yêu thích toán học
  • Thông minh, sáng tạo, có tư duy logic
  • Cẩn thận, yêu cầu tính chính xác cao trong công việc
  • Có khả năng chịu được áp lực cao
  • Kỹ năng làm việc nhóm

6. Những trường đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm

Một số trường đang đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm chất lượng cao như:

Xem thêm:

Tin liên quan

Dược sĩ ra làm gì? Dược sĩ học mấy năm?

tuyensinh

Trắc nghiệm ngành nghề Holland

tuyensinh

6 bài test hay về loại tính cách, trí thông minh và nghề nghiệp phù hợp

tuyensinh