Ngành Răng Hàm Mặt từ A – Z
Ngành Răng Hàm Mặt là một trong những ngành luôn đứng top đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ. Đây là một ngành đòi hỏi kiến thức và tay nghề cao, dù khó nhưng vẫn được nhiều thí sinh lựa chọn bởi vì cơ hội phát triển nghề nghiệp rộng lớn.
Cùng tuyensinhvanghenghiep.vn tìm hiểu sâu về ngành Răng Hàm Mặt nhé!
Mục lục
- 1. Ngành Răng Hàm Mặt là ngành gì?
- 2. Mục tiêu đào tạo của ngành Răng Hàm Mặt là gì?
- 3. Học ngành Răng Hàm Mặt thi khối gì?
- 4. Sinh viên được học gì ở ngành Răng Hàm Mặt?
- 5. Điểm chuẩn ngành Răng Hàm Mặt là bao nhiêu?
- 6. Thu nhập của ngành Răng Hàm Mặt là bao nhiêu?
- 7. Theo học ngành Răng Hàm Mặt cần những tố chất nào?
- 8. Tốt nghiệp ngành Răng Hàm Mặt làm việc ở đâu?
- 9. Các trường nào đào tạo ngành Răng Hàm Mặt tốt?
1. Ngành Răng Hàm Mặt là ngành gì?
Răng Hàm Mặt là một trong những bộ phận quan trọng của con người. Bộ phận này ảnh hưởng đến bề ngoài, khả năng ăn uống, liên quan đến giao tiếp nên rất được coi trọng. Xã hội ngày càng hiện đại thì nhu cầu chăm sóc răng miệng ngày càng cao, đặc biệt là về vấn đề thẩm mỹ của răng. Cái nhìn đầu tiên luôn tạo được thiện cảm với người đối diện, chính vì thế việc nhiều người rất chú trọng đến vấn đề thẩm mỹ của bản thân. Điều này đã tạo lợi thế cho ngành Răng Hàm Mặt phát triển, tạo cơ hội việc làm cho nhiều bác sĩ chuyên ngành sau khi tốt nghiệp có thu nhập cực kỳ hấp dẫn.
2. Mục tiêu đào tạo của ngành Răng Hàm Mặt là gì?
Mục tiêu của ngành Răng Hàm Mặt đó là đào tạo ra các bác sĩ có kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn cao, có y đức, điều trị các bệnh liên quan đến răng, hàm, mặt, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ cho mọi người.
3. Học ngành Răng Hàm Mặt thi khối gì?
Ngành Răng Hàm Mặt thường xét tuyển các tổ hợp môn dưới đây:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn
- B00: Toán, Hóa, Sinh
- C02: Ngữ văn, Toán, Hóa
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
4. Sinh viên được học gì ở ngành Răng Hàm Mặt?
Theo học Ngành Răng hàm mặt, sinh viên được đào tạo kiến thức từ đại cương đến các kiến thức chuyên ngành để phục vụ công việc. Những môn chuyên ngành sinh viên sẽ được học như: mô phôi răng miệng, giải phẫu răng, chỉnh hình…
Bên cạnh việc học những kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được thực tập tại các bệnh viện lớn, tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân sau khi tốt nghiệp.
5. Điểm chuẩn ngành Răng Hàm Mặt là bao nhiêu?
Vì là ngành chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ, đòi hỏi người học phải là người thật sự giỏi nên điểm chuẩn ngành Răng Hàm Mặt luôn nằm ở top điểm cao trong các ngành nghề. Điểm chuẩn ngành Răng Hàm Mặt có sự thay đổi theo mỗi năm, thường dao động trong khoảng từ 21 – 27 điểm tùy vào từng trường. Sức nóng của ngành răng hàm mặt luôn cao vì vậy điểm chuẩn xét tuyển đầu vào cũng cao. Bạn nên lựa chọn các trường có điểm chuẩn phù hợp với bản thân nhé.
Năm 2021, điểm chuẩn ngành Răng Hàm Mặt của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng là 22 điểm, xét tuyển 4 tổ hợp môn là A00, B00, D90 và D07.
6. Thu nhập của ngành Răng Hàm Mặt là bao nhiêu?
Mức lương của bác sĩ Răng Hàm Mặt thường cao hơn lương của các ngành nghề khác trong lĩnh vực y tế. Cụ thể, với bác sĩ mới ra trường, mức lương ban đầu trong khoảng từ 12 – 15 triệu đồng. Sau khi làm được vài năm, nhiều kinh nghiệm hơn thì mức lương có thể trên 20 triệu đồng. Ngoài mức lương ra thì bác sĩ Răng Hàm Mặt còn có thêm hoa hồng từ doanh thu chữa bệnh cho khách, nên tính ra thu nhập sẽ còn cao hơn mức lương căn bản rất nhiều.
7. Theo học ngành Răng Hàm Mặt cần những tố chất nào?
Răng hàm mặt là ngành làm việc trên những bộ phận quan trọng của cơ thể con người, chính vì vậy ngành này đòi hỏi những kỹ năng và tố chất quan trọng như:
- Kiên nhẫn, cẩn thận, tỉ mỉ
- Có lòng nhân đạo và yêu thương người bệnh
- Can đảm, chịu được áp lực công việc cao
- Có khả năng quan sát tốt, tư duy nhạy bén, đưa ra phán đoán bệnh chính xác
- Có sức khỏe tốt
8. Tốt nghiệp ngành Răng Hàm Mặt làm việc ở đâu?
Cơ hội làm việc của ngành Răng Hàm Mặt vô cùng rộng mở cùng với mức thu nhập hấp dẫn. Sau khi tốt nghiệp ngành Răng Hàm Mặt, bạn không bao giờ sợ thất nghiệp, và có thể làm việc tại các đơn vị như sau:
- Bộ Y tế
- Các bệnh viện từ trung ương đến địa phương
- Làm việc tại các bênh viên, trung tâm nha khoa tư nhân
- Tự mở phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt
- Làm giảng viên ngành nha khoa răng hàm mặt tại các trường Đại học, cao đẳng…
9. Các trường nào đào tạo ngành Răng Hàm Mặt tốt?
Hiện ngành Răng Hàm Mặt được đào tạo rộng rãi tại các trường, nổi bật trong đó là các trường có chất lượng đào tạo cao cùng với cơ sở vật chất hiện đại có thể kể đến như:
- Đại học Y Hà Nội
- Đại học Y Dược TP. HCM
- Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
- Đại học Y Dược Huế
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Xem thêm:
- Ngành Quan hệ quốc tế – Ngành học sang chảnh cùng cơ hội phát triển bản thân không giới hạn
- Tuyển sinh Đại học 2022: Các trường dự tính tuyển sinh theo phương thức nào?