Mục lục
NHÓM NGÀNH NGHIÊN CỨU
Đặc điểm tính cách và ngành nghề, môi trường làm việc
1. Đặc điểm
Những người thuộc nhóm ngành nghiên cứu có khả năng phân tích, nghiên cứu rất sâu một vấn đề phức tạp. Họ luôn thích khám phá, tìm tòi, điều tra và tò mò về mọi thứ xung quanh đến mức phải tìm ra nguồn gốc và nguyên nhân của chúng. Thường họ là những người hướng nội, không thích giao tiếp rộng.
Đặc điểm nổi bật:
-
- Có kỹ năng phân tích
- Điềm tĩnh khi giải quyết công việc
- Có thể tin tưởng khi giao việc
- Tò mò
- Suy nghĩ độc lập
- Hiểu biết rộng
- Có óc sáng tạo
- Làm việc lôgic
- Chính xác
- Sẵn sàng nhận công việc được phân công
- Được công nhận và kiến thức
- Đóng góp kiến thức mới vào một lĩnh vực
- Thể hiện trình độ kỹ năng cao
- Thực hiện vấn đề phức tạp và nhiệm vụ đòi hỏi cao.
2. Môi trường làm việc tương ứng
Thường sẽ thoải mái khi làm những công việc nào phải tiếp xúc với sách vở, nghiên cứu, phòng thí nghiệm. Các em thích các ‘hoạt động ý tưởng’ liên quan đến quy trình suy nghĩ nội tại (intrapersonal) như chế tạo, khám phá, diễn giải, tổng hợp các trừu tượng hoặc triển khai ứng dụng các trừu tượng. Ví dụ: các nhà khoa học, nhạc sĩ và triết gia làm việc chủ yếu với những ý tưởng.
Vì những đặc điểm đã nhắc đến ở trên, những em nào có khả năng và sở thích tự nhiên thuộc nhóm Nghiên cứu rất phù hợp với các chương trình đào tạo một trong hai lĩnh vực sau: khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội.
3. Các ngành nghề đào tạo phù hợp.
Trong khối khoa học tự nhiên, các em sẽ hợp với các ngành học liên quan đến Khoa học Tự nhiên & Công nghệ, Công nghệ Y khoa, Chẩn đoán Y khoa & Điều trị, và Khoa học Xã hội. Một số ngành học cụ thể bao gồm:
-
- Kiến trúc, kỹ sư cơ khí, kỹ thuật viên trong các lĩnh vực khác nhau
- Sinh vật học, công nghệ thực phẩm, địa chất học, vật lí học
- Dinh dưỡng học, nhãn khoa, dược, nha khoa, y tá, thú y
- Nhân chủng học, tội phạm học, khoa học chính trị, tâm lý học, tâm thần học, xã hội học, ngôn ngữ học [1]
Khi bước chân vào thị trường lao động, các em thường sẽ thoải mái khi làm những công việc nào phải tiếp xúc với sách vở, nghiên cứu, phòng thí nghiệm. Các em thích các ‘hoạt động ý tưởng’ liên quan đến quy trình suy nghĩ nội tại (intrapersonal) như chế tạo, khám phá, diễn giải, tổng hợp các trừu tượng hoặc triển khai ứng dụng các trừu tượng. Ví dụ: các nhà khoa học, nhạc sĩ và triết gia làm việc chủ yếu với những ý tưởng.